Công dụng của Fucoidan trong hỗ trợ điều trị và phòng chống ung thư

Avi Nutrition / 25/05/2020 / Lượt xem: 733
Công dụng của Fucoidan trong hỗ trợ điều trị và phòng chống ung thư

Theo các kết quả nghiên cứu về Fucoidan với 4 công dụng chính như sau:

1. Fucoidan có khả năng thúc đẩy tế bào ung thư tự chết 

Các nghiên cứu hiện nay đã chỉ ra rằng Fucoidan có khả năng ức chế sự tăng sinh và kích hoạt quá trình chết tế bào của một số loại tế bào ung thư nhưng lại không gây bất kỳ ảnh hưởng nào lên các tế bào bình thường. Tuy nhiên, cơ chế chi tiết của tác dụng này hiện vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Để có thể đưa ra được kết luận trên, các nhà khoa học trên thế giới đã phải tiến hành rất nhiều các nghiên cứu về tác dụng của fucoidan lên tế bào ung thư và tế bào bình thường của con người.

Theo nghiên cứu về tác dụng của fucoidan trên tế bào ung thư vú di căn MDA-MB-231 và tế bào ung thư đại trực tràng di căn HCT116, cho thấy Fucoidan có tác dụng kích hoạt quá trình apoptosis bằng cách tác động vào lưới nội chất của tế bào.
Một nghiên cứu khác về tác dụng của fucoidan trên các tế bào ung thư ruột kết (tế bào HT–29 và HCT116) cũng cho ra kết quả Fucoian gây giảm đáng kể số lượng tế bào ung thư sống sót và sự kích hoạt quá trình apoptosis tế bào ung thư (HT-29 và HCT116) của Fucoidan phụ thuộc vào liều lượng.

Năm 2014, Min EY và cộng sự (2014) đã tiến hành thử nghiệm tác động của Fucoidan trên các tế bào gan bình thường và các tế bào ung thư gan HepG2. Kết quả cho thấy, Fucoidan có khả năng chống lại các tế bào ung thư gan nhưng không gây lão hóa các tế bào gan bình thường.

Nghiên cứu về tác động của fucoidan đối với sự thúc đẩy quá trình apoptosis trong tế bào ung thư vú MCF-7 ở người cũng cho ra kết quả rằng Fucoidan có khả năng làm giảm số lượng tế bào MCF-7 đáng kể ở liều lượng và thời gian sử dụng thích hợp.
Và bên cạnh đó hợp chất này hoàn toàn không ảnh hưởng đến số lượng tế bào biểu mô vú bình thường. Kết quả từ nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng Fucoidan gây ra sự phân đoạn của các phân tử ADN, sự ngưng tụ chromatin, hoạt hóa caspase -7, -8 và -9, và sự phân cắt của polymerase poly (ADP ribose) từ đó kích hoạt quá trình chết tế bào MC-7 thông qua con đường phụ thuộc caspase - 8.

2. Fucoidan giúp tăng cường hệ thống miễn dịch

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Fucoidan có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh, trong đó có các tế bào ung thư. Fucoidan có khả năng thúc đẩy quá trình nhận diện kháng nguyên, tăng cường tác dụng chống lại sự hình thành các khối u và bổ trợ hệ miễn dịch (tuy nhiên cơ chế vẫn chưa thực sự rõ ràng).

Khi nghiên cứu về tác dụng của Fucoidan lên các tế bào gan (cDC) của lá lách ở chuột, các nhà khoa học đã nhận thấy rằng Fucoidan có tác dụng điều chỉnh số lượng phân tử trình diện CD40, CD80 và CD86; kích thích sản xuất IL-6, IL-12 và TNF-α trong các tế bào cDC. Bên cạnh đó, Fucoidan cũng thúc đẩy việc sản sinh các tế bào bạch cầu Th1 và Tc1 sản xuất IFN-γ phụ thuộc IL-12. 
Ngoài ra, khi được sử dụng chung với kháng nguyên OVA, Fucoidan còn thúc đẩy quá trình sản xuất kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên này, tăng cường nhận diện kháng nguyên lên MHC lớp I và MHC lớp II trên tế bào cDC lá lách và thúc đẩy mạnh mẽ sự gia tăng của các tế bào TCD4, TCD8 đặc hiệu OVA.

Một nghiên cứu khác về tác dụng của Fucoidan đối với chuột bị ung thư đại tràng cũng cho thấy khả năng ức chế sự tăng trưởng của khối u một cách đáng kể. Nghiên cứu này cũng cho thấy Fucoidan làm tăng số lượng các tế bào diệt tự nhiên (tế bào NK – một loại tế bào miễn dịch đóng vai trò quan trọng cho việc tiêu diệt tế bào ung thư) trong lá lách của chuột.
Ngoài việc có tác động kích thích trực tiếp hệ miễn dịch của con người.Fucoidan còn có tác dụng điều hòa miễn dịch và giúp hệ miễn dịch tránh khỏi các tác nhân ức chế miễn dịch mạnh như Cyclosporine A (CsA).

Sử dụng Fucoidan cùng với Cyclosporine A có thể làm giảm thiểu tác dụng ức chế miễn dịch của CsA: giảm nồng độ nitric oxide, cải thiện nồng độ kháng thể IgG, gia tăng số lượng tế bào T CD3+ và nồng độ IL-2, IL-6 và IFN-plasma trong huyết tương,…

3. Fucoidan có tác dụng chống oxy hóa và các gốc tự do

Fucoidan có tác dụng chống oxy hóa và các gốc tự do với vai trò là chất chống oxy hóa ngoại sinh, trung hòa và chống lại sự tăng của các gốc tự do (thường gặp nhất là gốc hydroxyl và gốc superoxide), giảm thiểu gánh nặng lên hệ thống chất chống oxy hóa nội sinh cửa cơ thể.

Nghiên cứu của Marudhupandi T và cộng sự về khả năng chống oxy hóa in vitro của hợp chất Fucoidan chiết xuất từ loài tảo nâu đã cho thấy Fucoidan có tác dụng chống lại sự oxy hóa, đồng thời không gây độc tính trên vật thí nghiệm. Nghiên cứu này cũng nhận định rằng khả năng chống oxy hóa của Fucoidan có liên quan đến hàm lượng sulfat có trong hợp chất.
Một nghiên cứu trên in vitro khác của Micheline Cristiane Rocha de Souza và cộng sự về hoạt tính chống oxy hóa của sáu loại Fucoidan. Kết quả của nghiên cứu này đã chỉ ra Fucoidan có khả năng ức chế sự hình thành các gốc superoxide và gốc hydroxyl – những gốc tự do mạnh.

Khả năng chống oxy hóa và tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị ung thư của Fucoidan cũng đã được Cheng-YuanWang và cộng sự tiến hành nghiên cứu. Nghiên cứu này được tiến hành trên tế bào ung thư đại tràng. Kết quả cho thấy rằng Fucoidan có tác dụng chống oxy hóa, đồng thời kích thích quá trình apoptosis trên tế bào ung thư từ đó ức chế sự phát triển của khối u.

4. Fucoidan ức chế sự hình thành mạch máu mới

Các nghiên cứu về Fucoidan đã chứng mình được rằng Fucoidan có khả năng ngăn cản sự gắn kết lên thụ thể của yếu tố tăng trưởng mạch máu nội mô VEGF; sự hình thành và giải phóng H2O2, từ đó có khả năng ngăn cản sự hình thành mạch máu mới nuôi khối u.
Xin Rui và các cộng sự đã bắt đầu các thí nghiệm về tác dụng của Fucoidan đối với chuột bị ung thư vú trên cả in vitro và invivo. Kết quả cho thấy Fucoidan đã có tác dụng làm giảm hoạt tính của yếu tố VEGF (in vitro) và do đó làm giảm đồng thời cả kích thước và khối lượng của khối u (in vivo).

Theo kết quả từ nghiên cứu của giáo sư Koyanagi S cùng các cộng sự trên tế bào nội mô tĩnh mạch rốn, Fucoidan (cả dạng tự nhiên và dạng muối sulfat) đều có khả năng ức chế hoạt tính hóa học và khả năng kích thích phân bào của yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu VEGF163 bằng cách ngăn cản yếu tố này gắn vào thụ thể tương ứng trên bề mặt tế bào nội mô tĩnh mạch rốn. Trong nghiên cứu này, tác dụng ức chế sự hình thành mạch máu của Fucoidan cũng được quan sát thấy trên sự phát triển của tế bào ung thư biểu mô phổi Lewis và u ác tính B16 ở chuột.

Khi sử dụng Fucoidan và đánh giá ảnh hưởng nó lên sự stress oxy hóa đối với các tế bào khối u, kết quả cho thấy rằng Fucoidan làm giảm nồng độ H2O2 nội bào và giảm quá trình giải phóng H2O2 từ khối u. Có thể thấy rằng, Fucoidan đã giảm thiểu sự căng thẳng oxy hóa của tế bào ung thư, ngăn cản nó sản xuất và tiết H2O2 ra môi trường lân cận để kích thích sự hình thành mạch máu mới.
Bên cạnh đó, Fucoidan còn được chứng minh là có khả năng chống sự kết dính giữa tiểu cầu và tế bào ung thư – một yếu tố thuận lợi cho quá trình di căn của tế bào ung thư.

Một nghiên cứu khác về khả năng chống ung thư của Fucoidan đối với ung thư tuyến tiền liệt ở chuột cũng cho kết quả rằng: Fucoidan có tác dụng ức chế sự di cư của tế bào ung thư, ức chế sự hình thành mạch máu ở màng nền Matrigel với biểu hiện là giảm hàm lượng hemoglobin, giảm biểu hiện mRNA của CD31 và CD105 trong mô khối u.

Fucoidan AVI

Fucoidan giúp giảm nhẹ được độc tính, các tác dụng phụ, gia tăng hiệu quả phác đồ điều trị ung thư. Theo các nghiên cứu chỉ ra Fucoidan giúp hạn chế các tác dụng không mong muốn trong quá trình hóa, xạ trị, hạn chế di căn và nâng cao chất lượng cuộc sống trong thời gian người bệnh chiến đấu với ung thư. Tóm lại, Fucoidan là một thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị ung thư, không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh